Sông Hoàng Long chảy qua huyện Gia Viễn (Ninh Bình) từ ngã ba Kênh Gà đến ngã ba Gián Khẩu dài gần 20km có 8 bến đò ngang. Trong đó xã Gia Trung có 2 là bến Đông Khê và bến Chấn Hưng. Tại hai bến này, hàng ngày ngoài khách bộ hành và nhân dân địa phương còn có gần 300 học sinh cấp 3 đi học ở Trường Gia Viễn C. Riêng bến Đông Khê 2/3 khách là học sinh của xã Gia Trung và Gia Tiến
Học sinh đi học phải qua “điểm đen” về ATGT này luôn là nỗi lo của các cấp chính quyền và cha mẹ học
sinh nhất là từ khi xảy ra đắm thuyền làm chết nhiều học sinh ở 2 tỉnh Nghệ An và Phú Thọ. Đã có lúc chính quyền địa phương phải tính đến việc học sinh của 2 xã Gia Trung và Gia Tiến không sang học ở trường Gia Viễn C nữa mà chuyển về học ở 2 trường Gia Viễn A và Gia Viễn B dù xa hơn nhưng không phải qua đò.
Cách đây 6 năm anh Hà Trọng Hiệt chủ bến đò Đông Khê đã vay vốn bạn bè đóng một thuyền xi măng lưới thép có trọng tải 6 tấn chạy bằng máy thay thế con đò nan 10 thước bé nhỏ, chèo vo của ông bố là Hà Thanh Sảng giao lại. Với chiếc thuyền nhỏ này, 40 năm qua (từ 1960 đến năm 2000) ông Hà Thanh Sảng đã đưa đón hàng vạn người, trong đó có hàng ngàn bộ đội vào Nam đánh Mỹ (từ 1967 đến 1972) qua sông an toàn, chưa một lần xảy ra đắm đò, chết người. Ông Hà Thanh Sảng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương.
Từ khi có thuyền to chạy bằng máy, học sinh và hành khách rất phấn khởi vì đi về nhanh không phải đợi chờ, chen lấn như trước. Gần đây anh Hiệt mua khá nhiều phao cứu hộ. Cục Quản lý Đường sông cũng cung cấp cho bến nhiều áo phao, càng làm cho học sinh yên tâm hơn. Tuy nhiên, dù có thuyền to, chạy máy, nhưng khi có bão lũ lớn, học sinh vẫn phải nghỉ học kéo dài nhiều tuần lễ.
Để học sinh tiếp tục được học ở trường C an toàn không phải sang trường A và trường B xa thêm từ 8 đến 10km và cũng không còn phải nghỉ học dài ngày khi có bão, lũ lớn, chủ đò Hà Trọng Hiệt lại vừa vay thêm vốn đầu tư 270 triệu đồng bắc cầu phao qua sông Hoàng Long.
Cầu làm theo mẫu thống nhất của Cục Đường sông. Vật liệu chủ yếu là bương, tre, gỗ. Anh Hiệt nhận thấy nếu làm bằng các vật liệu trên, cầu sẽ nhanh hỏng nên đã thay hoàn toàn bằng sắt thép. Cầu dài 62m, rộng 1,7m, dầm cầu là những ống thép dài O100mm đặt trên 10 chiếc phao bằng thép được ban hành theo hình khối lục lăng.
Mặt cầu lát thép lá có hàn các nẹp bằng thép để chống trơn, trượt khi gặp mưa, lan can cao 50 cm cũng bằng sắt, tay vịn là ống thép O 27mm. Cầu chia làm 3 nhịp. Nhịp giữa dài 20m đặt trên 4 chiếc phao, có 2 tời chạy điện để đóng mở khi có thuyền bè lên xuống. Anh Hiệt còn mua 4 cột xi măng, dây cáp và công tơ đưa điện chiếu sáng cho cầu về đêm và chạy tời.
Sau nhiều tháng thi công, sáng 4-11-2007 cầu phao Đông Khê chính thức đi vào hoạt động nối liền 16 xã ở tả ngạn sông Hoàng Long với 4 xã vùng hữu ngạn có khu du lịch Tràng An (cách 1km) có chùa Bái Đính to nhất nước đang xây dựng khẩn trương và sắp hoàn thành.
Từ nay học sinh và hành khách, cả xe máy qua sông không còn nỗi lo đắm đò nữa. Sắp tới đoạn đường từ cầu đến đê hữu ngạn dài 300m sẽ được mở rộng, đổ bê tông mặt như đê, khi ấy việc đi lại của nhân dân sẽ thuận tiện hơn.
Học sinh đi học phải qua “điểm đen” về ATGT này luôn là nỗi lo của các cấp chính quyền và cha mẹ học
sinh nhất là từ khi xảy ra đắm thuyền làm chết nhiều học sinh ở 2 tỉnh Nghệ An và Phú Thọ. Đã có lúc chính quyền địa phương phải tính đến việc học sinh của 2 xã Gia Trung và Gia Tiến không sang học ở trường Gia Viễn C nữa mà chuyển về học ở 2 trường Gia Viễn A và Gia Viễn B dù xa hơn nhưng không phải qua đò.
Cách đây 6 năm anh Hà Trọng Hiệt chủ bến đò Đông Khê đã vay vốn bạn bè đóng một thuyền xi măng lưới thép có trọng tải 6 tấn chạy bằng máy thay thế con đò nan 10 thước bé nhỏ, chèo vo của ông bố là Hà Thanh Sảng giao lại. Với chiếc thuyền nhỏ này, 40 năm qua (từ 1960 đến năm 2000) ông Hà Thanh Sảng đã đưa đón hàng vạn người, trong đó có hàng ngàn bộ đội vào Nam đánh Mỹ (từ 1967 đến 1972) qua sông an toàn, chưa một lần xảy ra đắm đò, chết người. Ông Hà Thanh Sảng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương.
Từ khi có thuyền to chạy bằng máy, học sinh và hành khách rất phấn khởi vì đi về nhanh không phải đợi chờ, chen lấn như trước. Gần đây anh Hiệt mua khá nhiều phao cứu hộ. Cục Quản lý Đường sông cũng cung cấp cho bến nhiều áo phao, càng làm cho học sinh yên tâm hơn. Tuy nhiên, dù có thuyền to, chạy máy, nhưng khi có bão lũ lớn, học sinh vẫn phải nghỉ học kéo dài nhiều tuần lễ.
Để học sinh tiếp tục được học ở trường C an toàn không phải sang trường A và trường B xa thêm từ 8 đến 10km và cũng không còn phải nghỉ học dài ngày khi có bão, lũ lớn, chủ đò Hà Trọng Hiệt lại vừa vay thêm vốn đầu tư 270 triệu đồng bắc cầu phao qua sông Hoàng Long.
Cầu làm theo mẫu thống nhất của Cục Đường sông. Vật liệu chủ yếu là bương, tre, gỗ. Anh Hiệt nhận thấy nếu làm bằng các vật liệu trên, cầu sẽ nhanh hỏng nên đã thay hoàn toàn bằng sắt thép. Cầu dài 62m, rộng 1,7m, dầm cầu là những ống thép dài O100mm đặt trên 10 chiếc phao bằng thép được ban hành theo hình khối lục lăng.
Mặt cầu lát thép lá có hàn các nẹp bằng thép để chống trơn, trượt khi gặp mưa, lan can cao 50 cm cũng bằng sắt, tay vịn là ống thép O 27mm. Cầu chia làm 3 nhịp. Nhịp giữa dài 20m đặt trên 4 chiếc phao, có 2 tời chạy điện để đóng mở khi có thuyền bè lên xuống. Anh Hiệt còn mua 4 cột xi măng, dây cáp và công tơ đưa điện chiếu sáng cho cầu về đêm và chạy tời.
Sau nhiều tháng thi công, sáng 4-11-2007 cầu phao Đông Khê chính thức đi vào hoạt động nối liền 16 xã ở tả ngạn sông Hoàng Long với 4 xã vùng hữu ngạn có khu du lịch Tràng An (cách 1km) có chùa Bái Đính to nhất nước đang xây dựng khẩn trương và sắp hoàn thành.
Từ nay học sinh và hành khách, cả xe máy qua sông không còn nỗi lo đắm đò nữa. Sắp tới đoạn đường từ cầu đến đê hữu ngạn dài 300m sẽ được mở rộng, đổ bê tông mặt như đê, khi ấy việc đi lại của nhân dân sẽ thuận tiện hơn.
Bài, ảnh: Phùng Gia Mỹ