Ông lái đò có con là tiến sỹ

(Dân trí) - Suốt 38 năm qua, ông làm nghề lái đò, chở khách sang sông kiếm từng đồng tiền lẻ. Nhưng có ai biết rằng, đằng sau gương mặt đen sạm và khắc khổ của ông là những đứa con thành đạt... Đó là gia đình ông Hà Thanh Sảng, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Hương Lộc ấm tình quân dân

Hằng năm, các thầy thuốc Viện Y học cổ truyền Quân đội đều hành quân về vùng sâu, vùng xa khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào các dân tộc. Chuyến đi năm nay họ vượt gần 1.000km đến với đồng bào Vân Kiều ở 10 thôn của xã Hướng Lộc (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một xã đặc biệt khó khăn, nằm sát biên giới Việt-Lào, nơi bệnh sốt rét đang hoành hành.

Một Chủ tịch Hội cựu chiến binh giỏi

Đó là anh Nguyễn Quốc Hoà, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Gia Trung (huyện Gia Viễn), người đã có thành tích đưa phong trào của hội CCB từ đơn vị trung bình yếu vươn lên, liên tục đạt danh hiệu vững mạnh ở huyện và năm 2005 đạt vững mạnh xuất sắc cấp tỉnh, được Tỉnh hội chọn tổ chức Đại hội điểm CCB cơ sở nhằm rút kinh nghiệm chỉ đạo Đại hội CCB trong toàn tỉnh.Giữa năm 1994, sau gần 30 năm làm "lính cụ Hồ", Trung tá Nguyễn Quốc Hoà được nghỉ hưu. Đầu năm 1995, anh Nguyễn Quốc Hoà được chi bộ Đảng Đông Khê bầu làm Bí thư. Nhận trách nhiệm này anh rất lo lắng vì mọi kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp và tình hình mọi mặt ở làng quê, anh chưa thông thạo, song do chịu khó học hỏi, luôn gần gũi tìm hiểu những kinh nghiệm của người đi trước nên anh đã vượt qua mọi trở ngại, hoàn thành trách nhiệm được giao. Hai năm liền chi bộ Đảng giữ vững đơn vị vững mạnh.

Học sinh đi học hết lo đắm thuyền



Sông Hoàng Long chảy qua huyện Gia Viễn (Ninh Bình) từ ngã ba Kênh Gà đến ngã ba Gián Khẩu dài gần 20km có 8 bến đò ngang. Trong đó xã Gia Trung có 2 là bến Đông Khê và bến Chấn Hưng. Tại hai bến này, hàng ngày ngoài khách bộ hành và nhân dân địa phương còn có gần 300 học sinh cấp 3 đi học ở Trường Gia Viễn C. Riêng bến Đông Khê 2/3 khách là học sinh của xã Gia Trung và Gia Tiến
Học sinh đi học phải qua “điểm đen” về ATGT này luôn là nỗi lo của các cấp chính quyền và cha mẹ học

Tản mạn chân quê

Lịch sử

Theo tài liệu lịch sử địa danh Gia Viễn xưa có tên là Phủ Thiên Quan thuộc trấn Thanh Hoa Ngoại (sau đổi thành trấn Thanh Bình, đến năm 1831 gọi là tỉnh Ninh Bình). Nơi đây có câu" của Thiên Quan, hoàn Đế, Viến, có nghĩa là Đế và Viến là hai trung tâm thương mại của Vùng Gia viễn) Huyện Gia Viễn được các triều đại phong kiến lập ra năm 669 với tên gọi đầu tiên là Như Viễn, sau đổi thành An Viễn. Đến đời nhà Trần gọi là huyện Gia Viễn, theo tài liệu năm 1802 huyện Gia Viễn có 12 tổng gồm: Kỳ Vĩ, Trường Yên, Lê Xá, Đa Giá, Trì Hối, Đại Hữu, Thanh Quyết, La Mai, Vân Trình, Quán Vinh, Uy Viễn, Viên Đăng. Năm 1953-1954 huyện Gia Viễn có 28 xã gồm: Gia Phong, Gia Minh, Gia Lạc, Gia Sinh, Gia Hoà, Gia Vân, Gia Trấn, Gia Thanh, Gia Tân, Gia Xuân, Gia Tiến, Gia Thắng, Gia Phương, Gia Thịnh, Gia Phú, Gia Vượng, Gia Lập, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Thủy, Gia Tường, Gia Hưng, Gia Ninh, Gia Trung, Trường Yên, Xích Thổ, Liên Sơn... Ngày 27 tháng 4 năm 1977 huyện Gia Viễn hợp nhất với huyện Nho Quan thành huyện Hoàng Long, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày 9 tháng 4 năm 1981, tách huyện Gia Viễn khỏi huyện Hoàng Long; tách các xã Gia Lâm, Gia Tường, Gia Thuỷ, Xích Thổ nhập vào huyện Nho Quan và từ đó huyện Gia Viễn có 20 xã, trụ sở huyện đóng ở xã Gia Vượng. Ngày 1 tháng 4 năm 1986, thành lập thị trấn Me, huyện lị với diện tích 89,3 hec ta, 3.297 nhân khẩu.

Sông Hoàng Long

(Sông Hoàng Long (Ninh Bình) vào mùa lũ 2008 )
Sông Hoàng Long (tên cũ là Đại Hoàng) là một chi lưu của sông Đáy, nhập vào sông Đáy tại ngã ba Gián Khẩu. Đến lượt mình, sông Hoàng Long lại là hợp lưu của sông Lạng và sông Bôi (hai sông nhập lại thành Hoàng Long tại Kênh Gà, xã Gia Thịnh) và sông Chanh, sông Luồn, sông Lựng, sông Đào, ... Sông Hoàng Long chảy qua địa phận các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư đều thuộc tỉnh Ninh Bình. Đoạn từ chỗ sông Bôi và sông Lạng hợp lưu tới chỗ sông Hoàng Long hợp lưu vào sông Đáy dài khoảng 20 km, chỗ rộng nhất 300 m. Trên sông Hoàng Long có tổng số 12 bến đò[2]. Từ sông Hoàng Long có thể theo các nhánh dẫn vào các điểm du lịch như suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, Cố đô Hoa Lư, hang động Tràng An, chùa Bái Đính. Sông Hoàng Long chảy qua vùng đất thấp nên thường hay gây ra lũ lụt. Năm 1960, hệ thống đê sông Hoàng Long được xây dựng nhằm ngăn lũ vào thành phố Ninh Bình. Đồng thời, nhà nước Việt Nam đã quy định hai huyện Nho Quan và Gia Viễn là vùng chậm lũ và phân lũ của sông Hoàng Long để giữ cho đê khỏi bị vỡ. Từ đó cho đến năm 2007, đã có 17 lần xả lũ sông Hoàng Long vào hai huyện trên, gây cho nhân dân trong vùng nhiều thiệt hại[3]. Hiện đang có kế hoạch xây hồ Hưng Thi đang được xây dựng để cắt lũ ngay từ đầu nguồn[4].

Truyền thuyết về tên gọi

Theo truyền thuyết, Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) khi còn nhỏ đã tự xưng vương, hai bên có Đinh Điền và Nguyễn Bặc đứng hầu. Người chú chú nghe tin Đinh Bộ Lĩnh xưng vương, thất kinh cầm dao đuổi đánh. Đinh Bộ Lĩnh phải chạy trốn chú từ làng Mai Phương thuộc xã Gia Hưng ngày nay đến bến đò Trường Yên thì cùng đường bèn kêu rồng vàng (hoàng long) trợ giúp. Rồng vàng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh qua sông, người chú nhìn thấy rồng vàng lại thất kinh lần nữa bèn ném dao bỏ chạy. Con sông từ đó được mang tên sông Hoàng Long. Nơi người chú ném dao mọc lên một ngọn núi mà người dân nơi đây gọi là núi Cắm Gươm (các tên khác núi Kiếp Lĩnh, núi Cột Cờ), nay thuộc xã Gia Tiến.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010

Ông lái đò có con là tiến sỹ

Người đăng: Đồng hương Đông Khê vào lúc Thứ Tư, tháng 8 11, 2010 0 nhận xét
(Dân trí) - Suốt 38 năm qua, ông làm nghề lái đò, chở khách sang sông kiếm từng đồng tiền lẻ. Nhưng có ai biết rằng, đằng sau gương mặt đen sạm và khắc khổ của ông là những đứa con thành đạt... Đó là gia đình ông Hà Thanh Sảng, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

Hương Lộc ấm tình quân dân

Người đăng: Đồng hương Đông Khê vào lúc Thứ Ba, tháng 8 10, 2010 0 nhận xét
Hằng năm, các thầy thuốc Viện Y học cổ truyền Quân đội đều hành quân về vùng sâu, vùng xa khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào các dân tộc. Chuyến đi năm nay họ vượt gần 1.000km đến với đồng bào Vân Kiều ở 10 thôn của xã Hướng Lộc (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một xã đặc biệt khó khăn, nằm sát biên giới Việt-Lào, nơi bệnh sốt rét đang hoành hành.

Một Chủ tịch Hội cựu chiến binh giỏi

Người đăng: Đồng hương Đông Khê vào lúc Thứ Ba, tháng 8 10, 2010
Đó là anh Nguyễn Quốc Hoà, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Gia Trung (huyện Gia Viễn), người đã có thành tích đưa phong trào của hội CCB từ đơn vị trung bình yếu vươn lên, liên tục đạt danh hiệu vững mạnh ở huyện và năm 2005 đạt vững mạnh xuất sắc cấp tỉnh, được Tỉnh hội chọn tổ chức Đại hội điểm CCB cơ sở nhằm rút kinh nghiệm chỉ đạo Đại hội CCB trong toàn tỉnh.Giữa năm 1994, sau gần 30 năm làm "lính cụ Hồ", Trung tá Nguyễn Quốc Hoà được nghỉ hưu. Đầu năm 1995, anh Nguyễn Quốc Hoà được chi bộ Đảng Đông Khê bầu làm Bí thư. Nhận trách nhiệm này anh rất lo lắng vì mọi kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp và tình hình mọi mặt ở làng quê, anh chưa thông thạo, song do chịu khó học hỏi, luôn gần gũi tìm hiểu những kinh nghiệm của người đi trước nên anh đã vượt qua mọi trở ngại, hoàn thành trách nhiệm được giao. Hai năm liền chi bộ Đảng giữ vững đơn vị vững mạnh.

Học sinh đi học hết lo đắm thuyền

Người đăng: Đồng hương Đông Khê vào lúc Thứ Ba, tháng 8 10, 2010


Sông Hoàng Long chảy qua huyện Gia Viễn (Ninh Bình) từ ngã ba Kênh Gà đến ngã ba Gián Khẩu dài gần 20km có 8 bến đò ngang. Trong đó xã Gia Trung có 2 là bến Đông Khê và bến Chấn Hưng. Tại hai bến này, hàng ngày ngoài khách bộ hành và nhân dân địa phương còn có gần 300 học sinh cấp 3 đi học ở Trường Gia Viễn C. Riêng bến Đông Khê 2/3 khách là học sinh của xã Gia Trung và Gia Tiến
Học sinh đi học phải qua “điểm đen” về ATGT này luôn là nỗi lo của các cấp chính quyền và cha mẹ học

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

Tản mạn chân quê

Người đăng: Đồng hương Đông Khê vào lúc Thứ Bảy, tháng 8 07, 2010

Lịch sử

Theo tài liệu lịch sử địa danh Gia Viễn xưa có tên là Phủ Thiên Quan thuộc trấn Thanh Hoa Ngoại (sau đổi thành trấn Thanh Bình, đến năm 1831 gọi là tỉnh Ninh Bình). Nơi đây có câu" của Thiên Quan, hoàn Đế, Viến, có nghĩa là Đế và Viến là hai trung tâm thương mại của Vùng Gia viễn) Huyện Gia Viễn được các triều đại phong kiến lập ra năm 669 với tên gọi đầu tiên là Như Viễn, sau đổi thành An Viễn. Đến đời nhà Trần gọi là huyện Gia Viễn, theo tài liệu năm 1802 huyện Gia Viễn có 12 tổng gồm: Kỳ Vĩ, Trường Yên, Lê Xá, Đa Giá, Trì Hối, Đại Hữu, Thanh Quyết, La Mai, Vân Trình, Quán Vinh, Uy Viễn, Viên Đăng. Năm 1953-1954 huyện Gia Viễn có 28 xã gồm: Gia Phong, Gia Minh, Gia Lạc, Gia Sinh, Gia Hoà, Gia Vân, Gia Trấn, Gia Thanh, Gia Tân, Gia Xuân, Gia Tiến, Gia Thắng, Gia Phương, Gia Thịnh, Gia Phú, Gia Vượng, Gia Lập, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Thủy, Gia Tường, Gia Hưng, Gia Ninh, Gia Trung, Trường Yên, Xích Thổ, Liên Sơn... Ngày 27 tháng 4 năm 1977 huyện Gia Viễn hợp nhất với huyện Nho Quan thành huyện Hoàng Long, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày 9 tháng 4 năm 1981, tách huyện Gia Viễn khỏi huyện Hoàng Long; tách các xã Gia Lâm, Gia Tường, Gia Thuỷ, Xích Thổ nhập vào huyện Nho Quan và từ đó huyện Gia Viễn có 20 xã, trụ sở huyện đóng ở xã Gia Vượng. Ngày 1 tháng 4 năm 1986, thành lập thị trấn Me, huyện lị với diện tích 89,3 hec ta, 3.297 nhân khẩu.

Sông Hoàng Long

(Sông Hoàng Long (Ninh Bình) vào mùa lũ 2008 )
Sông Hoàng Long (tên cũ là Đại Hoàng) là một chi lưu của sông Đáy, nhập vào sông Đáy tại ngã ba Gián Khẩu. Đến lượt mình, sông Hoàng Long lại là hợp lưu của sông Lạng và sông Bôi (hai sông nhập lại thành Hoàng Long tại Kênh Gà, xã Gia Thịnh) và sông Chanh, sông Luồn, sông Lựng, sông Đào, ... Sông Hoàng Long chảy qua địa phận các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư đều thuộc tỉnh Ninh Bình. Đoạn từ chỗ sông Bôi và sông Lạng hợp lưu tới chỗ sông Hoàng Long hợp lưu vào sông Đáy dài khoảng 20 km, chỗ rộng nhất 300 m. Trên sông Hoàng Long có tổng số 12 bến đò[2]. Từ sông Hoàng Long có thể theo các nhánh dẫn vào các điểm du lịch như suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, Cố đô Hoa Lư, hang động Tràng An, chùa Bái Đính. Sông Hoàng Long chảy qua vùng đất thấp nên thường hay gây ra lũ lụt. Năm 1960, hệ thống đê sông Hoàng Long được xây dựng nhằm ngăn lũ vào thành phố Ninh Bình. Đồng thời, nhà nước Việt Nam đã quy định hai huyện Nho Quan và Gia Viễn là vùng chậm lũ và phân lũ của sông Hoàng Long để giữ cho đê khỏi bị vỡ. Từ đó cho đến năm 2007, đã có 17 lần xả lũ sông Hoàng Long vào hai huyện trên, gây cho nhân dân trong vùng nhiều thiệt hại[3]. Hiện đang có kế hoạch xây hồ Hưng Thi đang được xây dựng để cắt lũ ngay từ đầu nguồn[4].

Truyền thuyết về tên gọi

Theo truyền thuyết, Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) khi còn nhỏ đã tự xưng vương, hai bên có Đinh Điền và Nguyễn Bặc đứng hầu. Người chú chú nghe tin Đinh Bộ Lĩnh xưng vương, thất kinh cầm dao đuổi đánh. Đinh Bộ Lĩnh phải chạy trốn chú từ làng Mai Phương thuộc xã Gia Hưng ngày nay đến bến đò Trường Yên thì cùng đường bèn kêu rồng vàng (hoàng long) trợ giúp. Rồng vàng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh qua sông, người chú nhìn thấy rồng vàng lại thất kinh lần nữa bèn ném dao bỏ chạy. Con sông từ đó được mang tên sông Hoàng Long. Nơi người chú ném dao mọc lên một ngọn núi mà người dân nơi đây gọi là núi Cắm Gươm (các tên khác núi Kiếp Lĩnh, núi Cột Cờ), nay thuộc xã Gia Tiến.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia