Hướng về quê hương

Hội Đồng hương Đông Khê một năm thành lập

Thời gian sao mà nhanh quá, có phải do cảm giác cố hữu của tuổi già luôn muốn níu kéo thời gian chậm lại, hay do ta đã mải mê với bận rộn thường nhật mà vừa thoáng đã thấy hết một năm, để lại được thêm tuổi nữa. Với tôi có lẽ là cả hai. Bởi vì, năm 2010 cũng là năm ghi nhớ về những gì “Hội đồng hương làng Đông Khê tại Hà Nội” của chúng tôi đã làm.

Làng Đông Khê cũng như nhiều làng quê khác, từ bao đời nay, thế hệ con cháu các dòng họ luôn phát triển và kế tiếp nhau trưởng thành, nhiều người đã vượt khỏi cái danh giới của một làng quê nghèo, thuần nông, bằng lý do khác nhau để ra đi xây dựng cuộc sống ở nhiều miền quê mới. Tiếp bước các bậc cha anh đi trước, thế hệ chúng tôi nhiều người cũng ra đi, để rồi đến nay một số chúng tôi đã trở thành thế hệ đàn anh nhiều lớp công dân kế tiếp của làng Đông Khê đến định cư tại Hà Nội. Thời gian đong đầy những năm tháng, như lớp phù sa miệt mài bồi đắp thành những cánh đồng phì nhiêu, các thế hệ cư dân làng Đông Khê ngày trở thành công dân của thủ đô càng nhiều. Tuy đảm trách những công việc khác nhau, người là những trí thức, Bác sỹ, Kỹ sư, Bộ đội, Công an, Công chức nhà nước, người chỉ làm công việc lao động tự do v.v., nhưng tất cả trong họ vẫn còn nguyên bản sắc của người dân Đông Khê với đức tính hiền hậu, cần cù, đoàn kết thuỷ trung, luôn khao khát hướng về quê cha đất tổ.
Cảm nhận tâm tư của bà con, trong mỗi lần gặp nhau, bác Tự, chú Hợp và Tôi luôn trăn trở bàn thảo mong làm sao quy tụ được ý nguyện của cư dân trong làng cư trú tại đây, bằng việc lập “Hội của người Đông Khê tại Hà Nội” để mọi người có điều kiện được gặp, hiểu biết thêm, chia xẻ, động viên giúp đỡ nhau bằng cái tình của người làng Đông Khê, mà các thế hệ tiền nhân đã vun đắp và dạy dỗ. Chúng tôi đã quyết tâm phân công nhau đi tìm và thông tin ý định trên đến hầu hết những người thuộc thế hệ trước như: cụ Hà Thị Tiến (con gái cụ tổng Nam), cụ Nguyễn Thị Vân (con gái cụ phó Kham), cụ Hà Thị Thọ (con gái cụ Vọng), cụ Phạm Văn Xướng, cụ Hà Văn Vinh (con cụ Vọng), đến thế hệ các anh, chị như: anh Nguyễn Quý Bình (con cụ Mầm), anh Hà Mạnh Chinh (con cụ Ngẫu), anh Nguyễn Văn Ngũ (con cụ Vinh), anh Phạm Văn Thống (con cụ Trướng), anh Nguyễn Văn Liêm (con cụ Trạm); các anh, chị là con dâu, con dể của các dòng họ trong làng như: anh Ngô Xuân Quế (con dể cụ Mênh), anh Nguyễn Thế Giới (con dể cụ Dỗi), anh Nguyễn Văn Thiệp (con dể cụ Hảo), chị Nguyễn Thị Nga (con dâu cụ Vân); thế hệ các em như Chú Hà Mạnh Cát, chú Đồng Tiến Độ, chú Hà Mạnh Phú, các chú Bùi Văn Tải, Lương Sỹ Nghị, cùng đông đảo các cháu ở thế hệ sau…, tất cả có tới 30 hộ. Một kết quả đáng mừng là hầu hết các thành viên tuy họ ở các thế hệ khác nhau, nhiều người không biết nhau, có những thành viên còn chưa hiểu rõ quê của tổ tiên mình, nhưng khi nghe đến ý nguyện này, họ rất phấn khởi xin được tham gia và mong ngày được họp mặt quê hương. Tuy nhiên, vẫn còn một số rất ít có nghi ngờ hoặc vì một lý do cá nhân nào đó, đã không muốn ra nhập Hội. Đây là vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm cho công tác vận động của Hội sau này.

Để phúc đáp ý nguyện của bà con, chúng tôi đã cùng các anh, chị có kinh nghiệm xây dựng “Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội” và đề nghị một số ứng cử để bầu vào Ban liên lạc Hội. Do công tác chuẩn bị chu đáo, ngày 6 tháng 6 năm 2010 Hội nghị đầu tiên của bà con làng Đông Khê cư trú tại Hà Nội được tổ chức, với sự tham gia của 32 thành viên (số dự kiến 27). Hội đã thống nhất tên gọi “ Hội Đồng hương làng Đông Khê tại Hà Nội”, thông qua “Quy chế hoạt động của Hội”, bầu “Ban Liên lạc” với 7 thành viên, do ông Lương Tự làm Trưởng ban, tổ chức Hội thành 4 tổ dân cư do các ông tổ trưởng phụ trách. Việc thành lập Hội Đồng hương của làng tại Hà Nội đã khẳng định bản chất, truyền thống đoàn kết, thống nhất là vốn có của nhân dân làng Đông Khê, họ đã luôn được các thế hệ lưu truyền như một lời nguyền trong cuộc sống. Cho nên, mới chỉ trong thời gian 7 tháng, toàn Hội đã làm được rất nhiều việc, như:

- Xây dựng được tổ chức của Hội mạnh cả về chất và lượng, tổ chức hoạt động đồng bộ từ Ban liên lạc đến các tổ. Tổ chức được nhiều hoạt động phù hợp với tâm tư nguyện vọng của Hội viên. Tiếng đồn về Hội đã vang xa, số hội viên đã phát triển khá nhanh, từ chỉ có 27 hội viên, đến nay đã có trên 50 hộ đăng ký tham gia Hội. Nhiều bà con ở xa như ông Bùi công Ký cư trú ở tỉnh Hà Nam, anh Phùng Gia Hưng công tác tại tỉnh Bắc Giang cùng nhiều các anh chị cư trú ở rất xa, các cháu chưa có gia đình riêng hoặc còn là học sinh, sinh viên cũng muốn đăng ký than gia Hội.

- Xây dựng được trang thông tin cơ bản của các thành viên, để giúp các hội viên liên lạc với nhau khi cần thiết. Đã lập trang Web riêng của Hội do anh Phùng Gia Nguyên thành viên của Ban lên lạc chủ trì, nhằm cung cấp thông tin cần thiết của Hội, của quê hương, gia đình đến với nhiều người, đây cũng là kênh giao lưu cần thiết của hội viên.

- Xây dựng được mối quan hệ tốt, thưỡng xuyên với lãnh đạo, chính quyền và nhân dân địa phương, thông qua việc tư vấn những nội dung về xây dựng quê hương mới, trong đó có việc bảo vệ và tôn tạo các di tích văn hoá của làng, từ đó đã tạo được sự đồng thuận, gần gũi gắn bó với bà con. Đây là chỗ dựa tinh thần của các thành viên.

- Đã tham gia tôn tạo đình làng bằng tâm lòng thành kính, tự tâm của mmõi người. Tuy mỗi người có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, nhưng ai cũng nhận thấy đây là cơ hội thể hiện tình cảm và trách nhiệm với sự nghiệp làm đẹp quê hương. Từ đó, số người đăng ký cung tiến đã vượt xa dự kiến ban đầu chỉ có 27 hộ, với khoảng 30 triệu, con số đó đã lên tới 47 hộ thành viên với số tiền là 82,4 triệu đồng. Số tiền cúng tiến đã được Ban Liên lạc phối hợp với địa phương thực hiện các bước vừa phù hợp với yêu cầu tâm linh của thành viên, vừa quản lý tốt để hoàn chỉnh hai hạng mục Đệ nhất và Đệ nhị của đình làng.

Những việc làm trên đã được toàn thể hội viên tin tưởng, bà con địa phương hoan nghênh. Mong rằng những năm tiếp theo chúng ta xẽ làm được nhiều việc hơn cho mỗi người và cho cả quê hương
Đọc bài thơ của Lê Lam Hồng do cháu Phùng Gia Nguyên sưu tầm và giới thiệu, Tội thật sự cảm tình với tứ thơ:
“ Ai đi xa sống dư giả đủ đầy
Chốn phồn hoa nỡ nhạt nhoà nguồn cội
Đất quê không hờn, đất quê không tủi
Để riêng người tự vấn với lòng thôi.”

Tổ tiên, quê hương ai mà chẳng có, và cũng có ai dám quên được đâu. Cuộc sống âu chỉ vì những mong cầu bình thường mà không khéo đã đẩy ta đến lúc quên đi những gì thiêng liêng duy nhất của đời mình “Tổ tiên - quê hương”, để rồi cứ mải mê đi tìm những cái hư không vô nghĩa. Đến khi giật mình, thì đã không còn gì hình bóng của quê hương đất tổ, nơi đó, dù đã ở cõi xa xăm, tổ tiên ta vẫn dõi theo mà phù hộ độ trì cho gia đình ta trưởng thành mãi mãi.

Mỗi người con của làng Đông Khê dù phiêu bạt xa quê, xin hãy đừng bao giờ quên quê hương mình. Hãy gắn bó với nhau, cùng nhau nuôi, dạy cho các thế hệ sau mình đừng nỡ làm gì để quê hương mình phải hờn, phải tủi./.

Hà nội, mùa xuân Tâm Mão 2011
Tin: Bùi Công Thuận

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Hướng về quê hương

Người đăng: Đồng hương Đông Khê vào lúc Thứ Tư, tháng 3 09, 2011
Hội Đồng hương Đông Khê một năm thành lập

Thời gian sao mà nhanh quá, có phải do cảm giác cố hữu của tuổi già luôn muốn níu kéo thời gian chậm lại, hay do ta đã mải mê với bận rộn thường nhật mà vừa thoáng đã thấy hết một năm, để lại được thêm tuổi nữa. Với tôi có lẽ là cả hai. Bởi vì, năm 2010 cũng là năm ghi nhớ về những gì “Hội đồng hương làng Đông Khê tại Hà Nội” của chúng tôi đã làm.

Làng Đông Khê cũng như nhiều làng quê khác, từ bao đời nay, thế hệ con cháu các dòng họ luôn phát triển và kế tiếp nhau trưởng thành, nhiều người đã vượt khỏi cái danh giới của một làng quê nghèo, thuần nông, bằng lý do khác nhau để ra đi xây dựng cuộc sống ở nhiều miền quê mới. Tiếp bước các bậc cha anh đi trước, thế hệ chúng tôi nhiều người cũng ra đi, để rồi đến nay một số chúng tôi đã trở thành thế hệ đàn anh nhiều lớp công dân kế tiếp của làng Đông Khê đến định cư tại Hà Nội. Thời gian đong đầy những năm tháng, như lớp phù sa miệt mài bồi đắp thành những cánh đồng phì nhiêu, các thế hệ cư dân làng Đông Khê ngày trở thành công dân của thủ đô càng nhiều. Tuy đảm trách những công việc khác nhau, người là những trí thức, Bác sỹ, Kỹ sư, Bộ đội, Công an, Công chức nhà nước, người chỉ làm công việc lao động tự do v.v., nhưng tất cả trong họ vẫn còn nguyên bản sắc của người dân Đông Khê với đức tính hiền hậu, cần cù, đoàn kết thuỷ trung, luôn khao khát hướng về quê cha đất tổ.
Cảm nhận tâm tư của bà con, trong mỗi lần gặp nhau, bác Tự, chú Hợp và Tôi luôn trăn trở bàn thảo mong làm sao quy tụ được ý nguyện của cư dân trong làng cư trú tại đây, bằng việc lập “Hội của người Đông Khê tại Hà Nội” để mọi người có điều kiện được gặp, hiểu biết thêm, chia xẻ, động viên giúp đỡ nhau bằng cái tình của người làng Đông Khê, mà các thế hệ tiền nhân đã vun đắp và dạy dỗ. Chúng tôi đã quyết tâm phân công nhau đi tìm và thông tin ý định trên đến hầu hết những người thuộc thế hệ trước như: cụ Hà Thị Tiến (con gái cụ tổng Nam), cụ Nguyễn Thị Vân (con gái cụ phó Kham), cụ Hà Thị Thọ (con gái cụ Vọng), cụ Phạm Văn Xướng, cụ Hà Văn Vinh (con cụ Vọng), đến thế hệ các anh, chị như: anh Nguyễn Quý Bình (con cụ Mầm), anh Hà Mạnh Chinh (con cụ Ngẫu), anh Nguyễn Văn Ngũ (con cụ Vinh), anh Phạm Văn Thống (con cụ Trướng), anh Nguyễn Văn Liêm (con cụ Trạm); các anh, chị là con dâu, con dể của các dòng họ trong làng như: anh Ngô Xuân Quế (con dể cụ Mênh), anh Nguyễn Thế Giới (con dể cụ Dỗi), anh Nguyễn Văn Thiệp (con dể cụ Hảo), chị Nguyễn Thị Nga (con dâu cụ Vân); thế hệ các em như Chú Hà Mạnh Cát, chú Đồng Tiến Độ, chú Hà Mạnh Phú, các chú Bùi Văn Tải, Lương Sỹ Nghị, cùng đông đảo các cháu ở thế hệ sau…, tất cả có tới 30 hộ. Một kết quả đáng mừng là hầu hết các thành viên tuy họ ở các thế hệ khác nhau, nhiều người không biết nhau, có những thành viên còn chưa hiểu rõ quê của tổ tiên mình, nhưng khi nghe đến ý nguyện này, họ rất phấn khởi xin được tham gia và mong ngày được họp mặt quê hương. Tuy nhiên, vẫn còn một số rất ít có nghi ngờ hoặc vì một lý do cá nhân nào đó, đã không muốn ra nhập Hội. Đây là vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm cho công tác vận động của Hội sau này.

Để phúc đáp ý nguyện của bà con, chúng tôi đã cùng các anh, chị có kinh nghiệm xây dựng “Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội” và đề nghị một số ứng cử để bầu vào Ban liên lạc Hội. Do công tác chuẩn bị chu đáo, ngày 6 tháng 6 năm 2010 Hội nghị đầu tiên của bà con làng Đông Khê cư trú tại Hà Nội được tổ chức, với sự tham gia của 32 thành viên (số dự kiến 27). Hội đã thống nhất tên gọi “ Hội Đồng hương làng Đông Khê tại Hà Nội”, thông qua “Quy chế hoạt động của Hội”, bầu “Ban Liên lạc” với 7 thành viên, do ông Lương Tự làm Trưởng ban, tổ chức Hội thành 4 tổ dân cư do các ông tổ trưởng phụ trách. Việc thành lập Hội Đồng hương của làng tại Hà Nội đã khẳng định bản chất, truyền thống đoàn kết, thống nhất là vốn có của nhân dân làng Đông Khê, họ đã luôn được các thế hệ lưu truyền như một lời nguyền trong cuộc sống. Cho nên, mới chỉ trong thời gian 7 tháng, toàn Hội đã làm được rất nhiều việc, như:

- Xây dựng được tổ chức của Hội mạnh cả về chất và lượng, tổ chức hoạt động đồng bộ từ Ban liên lạc đến các tổ. Tổ chức được nhiều hoạt động phù hợp với tâm tư nguyện vọng của Hội viên. Tiếng đồn về Hội đã vang xa, số hội viên đã phát triển khá nhanh, từ chỉ có 27 hội viên, đến nay đã có trên 50 hộ đăng ký tham gia Hội. Nhiều bà con ở xa như ông Bùi công Ký cư trú ở tỉnh Hà Nam, anh Phùng Gia Hưng công tác tại tỉnh Bắc Giang cùng nhiều các anh chị cư trú ở rất xa, các cháu chưa có gia đình riêng hoặc còn là học sinh, sinh viên cũng muốn đăng ký than gia Hội.

- Xây dựng được trang thông tin cơ bản của các thành viên, để giúp các hội viên liên lạc với nhau khi cần thiết. Đã lập trang Web riêng của Hội do anh Phùng Gia Nguyên thành viên của Ban lên lạc chủ trì, nhằm cung cấp thông tin cần thiết của Hội, của quê hương, gia đình đến với nhiều người, đây cũng là kênh giao lưu cần thiết của hội viên.

- Xây dựng được mối quan hệ tốt, thưỡng xuyên với lãnh đạo, chính quyền và nhân dân địa phương, thông qua việc tư vấn những nội dung về xây dựng quê hương mới, trong đó có việc bảo vệ và tôn tạo các di tích văn hoá của làng, từ đó đã tạo được sự đồng thuận, gần gũi gắn bó với bà con. Đây là chỗ dựa tinh thần của các thành viên.

- Đã tham gia tôn tạo đình làng bằng tâm lòng thành kính, tự tâm của mmõi người. Tuy mỗi người có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, nhưng ai cũng nhận thấy đây là cơ hội thể hiện tình cảm và trách nhiệm với sự nghiệp làm đẹp quê hương. Từ đó, số người đăng ký cung tiến đã vượt xa dự kiến ban đầu chỉ có 27 hộ, với khoảng 30 triệu, con số đó đã lên tới 47 hộ thành viên với số tiền là 82,4 triệu đồng. Số tiền cúng tiến đã được Ban Liên lạc phối hợp với địa phương thực hiện các bước vừa phù hợp với yêu cầu tâm linh của thành viên, vừa quản lý tốt để hoàn chỉnh hai hạng mục Đệ nhất và Đệ nhị của đình làng.

Những việc làm trên đã được toàn thể hội viên tin tưởng, bà con địa phương hoan nghênh. Mong rằng những năm tiếp theo chúng ta xẽ làm được nhiều việc hơn cho mỗi người và cho cả quê hương
Đọc bài thơ của Lê Lam Hồng do cháu Phùng Gia Nguyên sưu tầm và giới thiệu, Tội thật sự cảm tình với tứ thơ:
“ Ai đi xa sống dư giả đủ đầy
Chốn phồn hoa nỡ nhạt nhoà nguồn cội
Đất quê không hờn, đất quê không tủi
Để riêng người tự vấn với lòng thôi.”

Tổ tiên, quê hương ai mà chẳng có, và cũng có ai dám quên được đâu. Cuộc sống âu chỉ vì những mong cầu bình thường mà không khéo đã đẩy ta đến lúc quên đi những gì thiêng liêng duy nhất của đời mình “Tổ tiên - quê hương”, để rồi cứ mải mê đi tìm những cái hư không vô nghĩa. Đến khi giật mình, thì đã không còn gì hình bóng của quê hương đất tổ, nơi đó, dù đã ở cõi xa xăm, tổ tiên ta vẫn dõi theo mà phù hộ độ trì cho gia đình ta trưởng thành mãi mãi.

Mỗi người con của làng Đông Khê dù phiêu bạt xa quê, xin hãy đừng bao giờ quên quê hương mình. Hãy gắn bó với nhau, cùng nhau nuôi, dạy cho các thế hệ sau mình đừng nỡ làm gì để quê hương mình phải hờn, phải tủi./.

Hà nội, mùa xuân Tâm Mão 2011
Tin: Bùi Công Thuận