(Dân trí) - Suốt 38 năm qua, ông làm nghề lái đò, chở khách sang sông kiếm từng đồng tiền lẻ. Nhưng có ai biết rằng, đằng sau gương mặt đen sạm và khắc khổ của ông là những đứa con thành đạt... Đó là gia đình ông Hà Thanh Sảng, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Gia đình ông Sảng rất nghèo xong không vì vậy mà ông tham lam, kể cả những lúc ông được quyền lấy công cao. Ông thường nói: “Tiền của bao nhiêu cũng hết chỉ có cái tình là còn mãi”. Người làng, người quen dù ở rất xa không bao giờ ông lấy tiền đò.
Thấy ông tốt bụng, các bà, các chị đi chợ về thường biếu ông ấm chè xanh, gói thuốc lào... ông một mực từ chối. Nhặt được của rơi hoặc khách bỏ quên dù nhỏ là cái bút, chiếc bật lửa... đến những món tiền lớn ông Sảng đều trả lại người đánh mất. Gần đây nhất ông nhặt được chiếc ví đầy tiền, nhiều người “xui” ông cứ để mà tiêu, ông Sảng không nghe, viết thông báo trên bến, hơn tháng sau mới có người đến nhận. Họ tạ ơn, biếu ông bằng cả tháng làm vất vả nhưng ông một mực chối từ.
Thời chiến chinh đêm, bộ đội vào Nam đánh Mỹ và đều phải qua sông Hoàng Long nơi bến đò ông Sảng. Ông như một trưởng bến, vừa chèo đò, vừa lo sắp xếp hướng dẫn bộ đội lên xuống nhanh chóng, an toàn, bí mật. Với đóng góp này ông Sảng được tặng thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước.
Với tính cẩn thận, chắc chắn nên suốt 38 năm qua, chưa một lần ông để xảy ra đắm đò mặc dù mùa lũ, Hoàng Long nhiều khi hết sức hung dữ. Đã 5 lần ông Sảng xông vào cứu người chết đuối và tận tình giúp đỡ những thuyền gặp nạn.
Nhà nghèo lại đông con, vợ thì quanh năm ốm đau, ông Sảng phải chèo chống cật lực mới vượt qua. Thấy bố quá vất vả, mấy người con lớn cứ đòi bỏ học để san sẻ gánh nặng cho ông. Ông Sảng một mực không nghe.
Ông Sảng coi trọng sự học nên cả 5 người con của ông đều được học hành nên người. Anh Hà Nguyên Cát, cán bộ cao cấp Quân đội bảo vệ thành công học vị tiến sĩ tại Học viện Chính trị Quốc gia. Người con trai nữa có bằng Thạc sĩ đang công tác tại Hà Nội. Ba người con còn lại đều tốt nghiệp phổ thông. Gia đình ông được Hội Khuyến học công nhận là gia đình hiếu học.
Giờ ông Sảng đã cao tuổi. Bên cạnh chiếc thuyền nan nhỏ, chèo tay, ông vừa sắm thêm hai thuyền lớn hơn bằng xi măng, lưới thép gắn máy để con trai nối tiếp nghiệp của cha. Sáng sáng con thuyền ông Sảng chở đầy học sinh đi học rẽ sóng sang bờ bên kia trong tiếng máy rộn rã một vùng sông nước.
Thấy ông tốt bụng, các bà, các chị đi chợ về thường biếu ông ấm chè xanh, gói thuốc lào... ông một mực từ chối. Nhặt được của rơi hoặc khách bỏ quên dù nhỏ là cái bút, chiếc bật lửa... đến những món tiền lớn ông Sảng đều trả lại người đánh mất. Gần đây nhất ông nhặt được chiếc ví đầy tiền, nhiều người “xui” ông cứ để mà tiêu, ông Sảng không nghe, viết thông báo trên bến, hơn tháng sau mới có người đến nhận. Họ tạ ơn, biếu ông bằng cả tháng làm vất vả nhưng ông một mực chối từ.
Thời chiến chinh đêm, bộ đội vào Nam đánh Mỹ và đều phải qua sông Hoàng Long nơi bến đò ông Sảng. Ông như một trưởng bến, vừa chèo đò, vừa lo sắp xếp hướng dẫn bộ đội lên xuống nhanh chóng, an toàn, bí mật. Với đóng góp này ông Sảng được tặng thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước.
Với tính cẩn thận, chắc chắn nên suốt 38 năm qua, chưa một lần ông để xảy ra đắm đò mặc dù mùa lũ, Hoàng Long nhiều khi hết sức hung dữ. Đã 5 lần ông Sảng xông vào cứu người chết đuối và tận tình giúp đỡ những thuyền gặp nạn.
Nhà nghèo lại đông con, vợ thì quanh năm ốm đau, ông Sảng phải chèo chống cật lực mới vượt qua. Thấy bố quá vất vả, mấy người con lớn cứ đòi bỏ học để san sẻ gánh nặng cho ông. Ông Sảng một mực không nghe.
Ông Sảng coi trọng sự học nên cả 5 người con của ông đều được học hành nên người. Anh Hà Nguyên Cát, cán bộ cao cấp Quân đội bảo vệ thành công học vị tiến sĩ tại Học viện Chính trị Quốc gia. Người con trai nữa có bằng Thạc sĩ đang công tác tại Hà Nội. Ba người con còn lại đều tốt nghiệp phổ thông. Gia đình ông được Hội Khuyến học công nhận là gia đình hiếu học.
Giờ ông Sảng đã cao tuổi. Bên cạnh chiếc thuyền nan nhỏ, chèo tay, ông vừa sắm thêm hai thuyền lớn hơn bằng xi măng, lưới thép gắn máy để con trai nối tiếp nghiệp của cha. Sáng sáng con thuyền ông Sảng chở đầy học sinh đi học rẽ sóng sang bờ bên kia trong tiếng máy rộn rã một vùng sông nước.
Tin bài: Phùng Gia Mỹ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét